KOC là gì

KOC là gì? KOC và KOL là hai xu hướng Marketing có tác động mạnh mẽ đến sự thành công của các chiến dịch truyền thông. Đặc biệt là sự xuất hiện của KOC – Một xu hướng Marketing mới đang dần thay thế cho KOL. Cùng Green Communications tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé! 

1. Tìm hiểu KOC là gì?

1.1 Khái niệm KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Công việc của họ là sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét. Từ những trải nghiệm, review dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân, Koc sẽ có được niềm tin từ khách hàng và điều hướng hành vi của người tiêu dùng.

Mặc dù sở hữu lượng người theo dõi nhỏ nhưng KOC có tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng nhờ nội dung có chuyên môn đáng tin cậy và gần gũi.

KOC và KOL đều là những người có sức ảnh hưởng, thúc đẩy người theo dõi thực hiện các tương tác, hành động với nhãn hàng. Tuy nhiên, KOL chủ yếu sẽ tạo ra sự ủng hộ, còn KOC thường tạo ra hành động cuối cùng là mua hàng.

1.2 Các cách đánh giá chất lượng hoạt động của KOC

KOC là gì

KOC là gì? Chọn KOC sao cho hiệu quả?

Để có thể đo lường hiệu quả chất lượng hoạt động mà các KOC mang lại, có 3 cách đánh giá sau:

–  Relevant: chỉ số đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực (mỗi Influencer có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực). Lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn với số lần lặp lại hoạt động, chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng thứ hạng của Influencer. 

–  Performance: chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh dựa trên content mà KOC đã chia sẻ và truyền bá. Một Influencer được coi là có ảnh hưởng lớn đến khách hàng là những Influencer sẻ chia những nội dung thu hút cao được lượng khách hàng dùng sản phẩm, dịch vụ được biết đến từ phía nhãn hàng.

–  Growth: Việc lựa chọn những KOC thích hợp với sản phẩm, có tác động lớn đến đối tượng khách hàng mà nhãn hàng nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo. Một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất không chỉ gói gọn các thông tin đã có sẵn về sản phẩm, các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng mới nhất trên thị trường.

2. Sự khác nhau giữa KOC và KOL 

tìm hiểu KOC

Sự khác nhau giữa KOC và KOL

KOL (Key Opinion Leader) – người nổi tiếng, là người có sức ảnh hưởng lớn và rất lớn. Đây là những người có sản phẩm xuất hiện được đông đảo khán giả. KOL là những cá nhân có độ nhận diện cao được tin cậy và tôn trọng trong chính lĩnh vực của họ.

Cùng là những người mang sức ảnh hưởng tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của cộng đồng qua việc review và PR. Nhưng KOC và KOL là hai khái niệm khác nhau. KOL là gì? KOC là gì? KOC và KOL khác nhau? Để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa KOL và KOC, có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây.

2.1. Mức độ phổ biến

 KOL có mức độ phổ biến rất cao, các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận KOL và ký hợp đồng hợp tác. Nhãn hàng sẽ đầu tư cho những KOL và KOL có cơ hội sử dụng sản phẩm free để quảng bá đến người có khả năng mua hàng. KOL quảng bá sản phẩm, chiến dịch trên quy mô lớn.

Ngược lại với KOL, KOC sẽ đứng trên vị trí là những người tiêu dùng, bắt đầu quá trình dùng sản phẩm và xem xét các sản phẩm họ quan tâm. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm của Koc sẽ xảy ra và họ nhận được khoản chi phí mà nhãn hàng chi trả dựa trên mức hoa hồng. KOC tập trung nhiều hơn vào hoạt động như bán hàng và dịch vụ khách hàng.

2.2. Lượng người theo dõi

KOL yêu cầu lượng follow từ lớn đến rất lớn. KOL được phân loại dựa trên lượng người theo dõi:

  • Nano có từ 1000 – 5000 người theo dõi
  • Micro sẽ có từ 10.000 – 50.000 ngàn người theo dõi
  • Macro có 100.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega hơn 1.000.000 người theo dõi.

Koc không yêu cầu về mặt follower, phần lớn là dựa vào sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn.

2.3. Mục tiêu sử dụng

Vì KOL có lượng theo dõi rất cao, nên thương hiệu sẽ sử dụng KOL để làm gương mặt cho sự kiện,lễ hội hay review sản phẩm. Nhằm tăng độ bao phủ, nổi tiếng cho chiến dịch đại diện thương hiệu. KOL sẽ là lựa chọn phù hợp cho các thương hiệu muốn chiến dịch được phổ biến nhanh chóng.

Ví dụ: Blogger – Food Blogger Đinh Võ Hoài Phương (Khoai Lang Thang) sở hữu 1,56 triệu người theo dõi trên Youtube. Một KOL trong lĩnh vực du lịch, cái tên quen thuộc thu hút từ hàng nghìn đến hàng triệu người theo dõi

Với số lượng người theo dõi không nhiều, KOC chủ yếu được sử dụng cho một nhóm nhỏ và nhằm mục đích bán hàng. Chính vì có lượng theo dõi ít nên các KOC ngoài hoạt động trên trang cá nhân còn hoạt động trong các group. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các KOC hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội Tiktok.

Ví dụ: TikToker Mẹ Bầu Baby Kopohome sản xuất ra hàng loạt chiếc clip đập hộp, review sản phẩm từ robot hút bụi, máy làm bánh mì, nồi đa năng. Bằng những nội dung gần gũi, Koc Mẹ Bầu Baby Kopohome nhận được rất nhiều sự quan tâm và tin tưởng từ khán giả và người tiêu dùng.

2.4. Tính xác thực 

KOL thường được nhãn hàng chủ động liên hệ hợp tác để quảng bá thương hiệu. Do đó, không có tính chuyên môn sâu, độ xác thực sẽ không cao.

Đối với KOC, họ là những người tự sử dụng sản phẩm/dịch vụ để đưa ra đánh giá, nhận xét, có tính chuyên môn sâu. Độ tin cậy mà khách hàng dành cho KOC và sản phẩm/dịch vụ sẽ cao hơn

3. Vai trò của KOC trong Marketing

Đối với người tiêu dùng hiện đại, họ cho cho rằng các đánh giá trực tuyến là một phần sẽ quyết định đến việc mua hàng. Vì vậy, khi những KOC đứng dưới vai trò của một người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm và đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan, chân thực sẽ thu hút lòng tin từ khách hàng. 

KOC mặc dù khá mới mẻ ở thị trường Marketing Việt Nam, nhưng nếu được thực hiện trên quy mô lớn sẽ xây dựng được niềm tin lâu dài đối với khách hàng.

4. Lý do doanh nghiệp SME nên đầu tư sử dụng KOC

Ba lý do doanh nghiệp nên đầu tư sử dụng xu hướng KOC trong các chiến dịch Marketing:

Giúp tiết kiệm chi phí: 

Nhãn hàng sẽ phải trả một khoản phí khá lớn booking tuỳ thuộc vào cấp độ nổi tiếng của KOL. KOL càng nổi tiếng thì chi phí chi trả càng cao.

Với KOC, nhãn hàng chỉ phải chi phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC đem lại.

Tăng doanh thu hiệu quả:

KOC sử dụng sản phẩm và đưa ra nhận xét chân thực chứ không phụ thuộc vào thông tin của nhãn hàng. Từ đó, những đánh giá của KOC có tác động hiệu quả hơn tới khách hàng.

Xây dựng lòng tin khách hàng:

Bằng những đánh giá, nhận xét khách quan, KOC không những mang đến hiệu quả tức thời mà còn giúp nhãn hàng xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng.

Qua bài viết vừa rồi chắc rằng bạn đã hiểu được khái niệm koc, KOC là gì, tìm hiểu KOC là gì, KOC và KOL, vai trò KOC trong marketing. KOC và KOL đều đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing. Nếu biết lồng ghép khéo léo để quảng cáo hình ảnh thương hiệu sẽ mang đến thành công lớn cho chiến dịch.

Liên hệ ngay Green Communications để được tư vấn chi tiết định hướng chiến lược dài hạn, xây dựng nội dung toàn diện, hỗ trợ booking với ngân sách tối ưu.

Địa chỉ: 75/7 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0908 92 44 22

Email: sale@greenco.agency

Website: http://greenco.agency/

Behance: behance.net/greencommuni